Page 7748 – Nguoi Viet Online (2024)

Giải Khuyến Khích

Tác giả: Nguyễn Phước An

Tôi có vài lần đến tòa soạn nhật báo Người Việt, mỗi lần đến đều mang lại cho tôi những suy nghĩ.

Mẹ của chúng tôi, qua đời sau ngày cha tôi đi tù cải tạo biệt tích. Cha tôi được thả về, tinh thần sa sút và thể xác trở nên tiều tụy sau khi ở tù cộng sản hơn chín năm. Vì ở thôn quê heo hút, không biết nhiều thông tin và vì quá nghèo nên gia đình tôi qua Mỹ trong những đợt cuối theo diện HO. Những ngày đầu qua đây, chúng tôi rất bỡ ngỡ, gặp nhiều khó khăn trong công việc làm giấy tờ, sắp xếp nơi ăn chốn ở và việc hội nhập vào xã hội văn minh giàu sang Hoa Kỳ. Chúng tôi phải học tất cả mọi thứ, từ ngôn ngữ, phong tục, văn hóa, cách ứng xử, học những điều cần thiết để đi phỏng vấn xin việc làm, cho đến những việc nhỏ như cách sử dụng các tiện nghi trong nhà và ngoài xã hội.

Page 7748 – Nguoi Viet Online (1)
Hình minh họa.

Lần thứ nhất tôi đến tòa soạn nhật báo Người Việt, để nhờ đăng lời nhắn tin của cha tôi. Thời gian đầu đến Mỹ, cha tôi không có bạn bè nên nhờ tôi đi đăng một tin nhắn, rằng ông mới qua Mỹ, cần gặp lại bạn bè cũ và những người cùng chí hướng, quen biết hay chưa quen, đến nhà gặp gỡ, hàn huyên cho bớt cô đơn trên xứ người. Tôi thấy nhật báo Người Việt là tờ báo có số lượng bán chạy nhất trong làng báo Việt Nam tại vùng Little Saigon này, nên đến để nhờ cậy đăng tin nhắn của cha tôi. Tòa soạn của nhật báo Người Việt bề thế, công việc ở tòa soạn diễn ra không ồn ào, nhưng không khí làm việc ở đây trông tập trung và nhân viên có vẻ thành thạo trong công việc của mình. Tôi được tiếp đón vui vẻ và việc cậy đăng tin nhắn được hoàn thành nhanh chóng.

Sau khi đăng tin nhắn, rất nhiều người quen biết cũng như không quen biết, các bạn bè, những người bạn chiến đấu cũ của cha tôi, đến thăm gia đình chúng tôi mỗi lúc một đông. Nhiều người đến thăm rồi về, nhưng có những người khác chiều xuống là đến ăn nhậu thâu đêm suốt sáng. Người đem thùng bia, chai rượu, người đem đồ nhắm, có người chẳng đem gì đến để cùng nhậu với nhau. Họ nói về thời oanh liệt trước năm 1975, họ lấy nồi, nắp xoong, chén đĩa làm trống, cùng nhau đàn hát suốt đêm. Những người ngồi quanh bàn, tay gõ chén bát, tay đưa cao ủng hộ một người đứng trên ghế biểu diễn, họ cùng nhau hát, “Từng cánh tay đưa lên, hàng ngàn cánh tay đưa lên…” Đến khuya, có người ngủ lại, họ nằm ngủ đầy phòng khách, trên ghế, dưới nền nhà.

Từ đó cha tôi trở nên trẻ trung, yêu đời và mạnh khỏe, nhưng anh em chúng tôi hàng đêm không ngủ được, có khi tới hai ba giờ sáng mới được yên giấc. Sáng dậy sớm, anh em cùng nhau dọn dẹp những ngổn ngang chai lọ, chén bát đầy trên bàn, dưới đất, rồi mới đi làm. Tôi cứ suy nghĩ, ước gì hồi đó mình đừng ra tòa báo Người Việt đăng tin nhắn của cha tôi thì tôi sẽ không có nỗi buồn, mệt nhọc và cảm giác ngỡ ngàng, về cha mình và về các bạn bè của ông…

Lần thứ hai tôi đến tòa soạn báo Người Việt là lần ra mắt sách của một nhà báo tôi không quen biết, nhưng vì ngưỡng mộ những bài viết của nhà báo này nên tôi đến tham dự.

Trước đây, tôi cũng có đến tòa soạn trong những lần ra mắt sách của các nhà văn, nhà thơ khác, nhưng tôi không vào vì các cuộc biểu tình, khi thì đông đảo, khi chỉ vài chục người cô đơn của những tổ chức, hội đoàn hay của cộng đồng người Việt. Tôi lái xe đến, chạy quanh tòa soạn mấy vòng, nhưng không tìm được chỗ đậu xe nên phải ra về. Có lần tôi phải đậu xe rất xa rồi đi bộ đến. Tâm trạng của tôi, vừa e ngại vừa cân nhắc nên vào hay không, trong khi vượt qua những người biểu tình cầm loa sắt có sơn hình cờ vàng đang hô vang những lời đả đảo, băng qua nhiều người cầm cờ Việt, Mỹ, các biểu ngữ giăng khắp nơi phản đối bằng tiếng Anh, tiếng Việt dàn hai bên lề đường và phía đối diện trước tòa soạn báo. Nhiều người đội nón lá viết đầy chữ, khẩu hiệu đả đảo tờ báo, đả đảo cộng sản trên nón. Ðoàn biểu tình, có người già với nét mặt buồn bã, những người trẻ với khuôn mặt rạng rỡ, có những người đem cả gia đình ra sân cỏ hai bên lề đường, ăn uống như đang đi picnic. Một chiếc xe đậu trước tòa báo, mở tung các cửa để loa phóng thanh có công suất rất lớn trong xe phát ra những lời phản đối, tẩy chay nhiều chuyện. Cái loa trên nóc tòa soạn, loa trong xe lấn át những lời hô hào, lên án từ loa sắt của những người biểu tình khác, khiến rất khó nghe những gì họ muốn nói.

Những điều trên không làm tôi quay về ngay, nhưng thái độ của những người biểu tình làm tôi phải từ bỏ ý định vào tham dự buổi ra mắt sách. Mặc dù những người biểu tình đã rất tôn trọng luật pháp, họ tuần hành trong vòng trật tự, ôn hòa, nhưng thái độ quyết liệt, kiên trì một cách không chùn bước và sẵn sàng làm mạnh đối với tất cả những ai cản đường, những ai không cùng chính kiến. Những người trong đoàn biểu tình tay bắt mặt mừng, nói chuyện vui vẻ với những người quen biết hay trong cùng hội đoàn, đảng phái, nhưng họ lại thiếu nụ cười thân mật và ánh mắt thiện cảm đối với những người lạ mặt. Thay vào đó họ phát ra những cái nhìn nghi ngờ, xét đoán, như ngầm xem người lạ mặt này là ai? Ðảng phái, hội đoàn nào tới đây? Cộng sản nằm vùng? Là tay sai của bọn Cộng sản, “Ăn cơm Quốc gia thờ ma Cộng sản”? Hay là thân với nhật báo Người Việt? Chính nhận thức, tình cảm và thái độ của những biểu tình làm tôi sợ, không dám vào tham dự buổi ra mắt sách. Cuộc biểu tình chớp nhoáng kết thúc cùng lúc buổi ra mắt sách vừa xong, người biểu tình trả lại khung cảnh yên tĩnh và đường sá sạch đẹp trước tòa soạn báo.

Lần thứ hai tôi đến tòa soạn Nhật báo Người Việt như đã nói ở trên, là buổi ra mắt sách của một nhà báo tôi không quen biết, nhưng vì mến mộ những bài viết của nhà báo này. Rút kinh nghiệm từ những lần trước, tôi đi sớm hơn, nhưng cũng không tìm ra chỗ đậu xe nên phải đậu vào nơi giới hạn chỉ bốn mươi phút. Tuy chưa có cuộc biểu tình, nhưng có rất nhiều xe đến trước, đậu kín tất cả các chỗ trong bãi đậu xe quanh tòa soạn và có rất nhiều người đứng trước tòa soạn. Gần đến giờ buổi ra mắt sách thì chỉ trong ít phút, bỗng chốc các cờ Mỹ, cờ Việt Nam Cộng Hòa, những biểu ngữ phản đối tòa báo, tẩy chay buổi ra mắt sách, hình ảnh một chậu rửa chân màu vàng với ba đường viền màu đỏ, hình ảnh buổi họp của các cán bộ Cộng sản Việt Nam, những sự việc đã xảy ra từ lâu rồi, được giăng mắc khắp nơi hai bên lề đường một cách mau chóng. Ðoàn người biểu tình dàn dựng tất cả mọi thứ lên một cách rất bài bản và chuyên nghiệp, chỉ trong chốc lát nơi trước đây bình yên, giờ tràn ngập hình ảnh, âm thanh. Ðoàn biểu tình khoảng mấy chục người, tay giương cao cờ Vàng Ba Sọc Ðỏ và các biểu ngữ, họ hô to những lời đả đảo nhiều lần trên đoạn đường trước mặt tòa soạn báo Người Việt, nằm cuối đường Moran, thuộc thành phố Westminster. Tất nhiên vẫn có những xe mở tung các cửa để các loa phóng thanh có công suất lớn trong xe phát ra những lời phản đối, tẩy chay, cộng với các tiếng hô đả đảo từ loa sắt cầm tay và của người biểu tình làm vang động cả một vùng.

Tuy vẫn sợ như những lần trước, nhưng lần này tôi làm liều, mặt tỉnh như không, vượt qua đoàn người biểu tình đang phóng những ánh mắt nghi ngờ vào một kẻ lạ mặt như tôi, rồi những ánh mắt nghi ngờ, dò xét đó bỗng chuyển qua căm ghét khi thấy tôi tiến vào cửa của tòa soạn. Tôi thở phào nhẹ nhõm khi cánh cửa của tòa soạn ngăn cách những phản ứng và ánh mắt thù hằn của đoàn người biểu tình, nhưng tôi lại chưng hửng vì những người tham dự buổi ra mắt sách bên trong cũng chẳng mấy nhiệt thành khi thấy người lạ mặt bước vào. Tôi cảm thấy lạc lõng khi không một ai chào mời, hỏi han, mọi người trong này dường như ai cũng biết nhau, họ có bạn, cùng nhau vui vẻ ăn uống, bắt tay nói chuyện thân mật như người một nhà, kẻ cùng hội cùng thuyền. Vẫn biết những nơi như thế này thì vẫn thường như thế, nhưng nếu có một hai người đứng đón tiếp thì thân tình biết mấy. Trên sân khấu hội trường của tòa soạn treo hai lá cờ lớn, một lá cờ Hoa Kỳ và một lá cờ Vàng Ba Sọc Ðỏ mà tôi rất tự hào là con dân dưới lá cờ đó. Tôi đến chỗ mấy phụ nữ mặc áo dài xinh đẹp đang bán sách, mua một quyển sách, rồi đến sắp hàng đưa cho tác giả ký tên để được nhìn gần nhà báo kỳ cựu mà tôi tôi ngưỡng mộ. Tôi tìm một ghế trống sát góc tường, ngồi chờ đợi giờ ra mắt sách trong tâm trạng lẻ loi và lo ngay ngáy, sợ bị kéo mất xe vì đậu chỗ giới hạn chỉ có bốn mươi phút mà bây giờ đã hơn một tiếng rồi. Buổi ra mắt sách trễ hơn giờ được thông báo, vì tác giả bận rộn ngồi trước một hàng dài người đang chờ tác giả ký tên đề tặng.

Cuối cùng, người điều khiển chương trình, phụ tá chủ nhiệm nhật báo Người Việt cũng khai mạc buổi ra mắt sách. Người dẫn chương trình nói, “Bắt đầu phần giới thiệu tiểu sử tác giả khoảng một tiếng đồng hồ”, vừa nghe xong tôi giật nẩy người lên, muốn đứng dậy ra về ngay, nhưng rất may đó chỉ là lời nói đùa của người điều khiển chương trình, vì ông ta chỉ nói lời giới thiệu tác giả có mấy phút. Ðến phần tác giả nói về quá trình hình thành quyển sách, mới nửa chừng tôi phải đứng dậy ra về vì đã quá thời hạn nơi đậu xe của tôi. Khi ấy, tôi lại bị những cái nhìn không mấy hài lòng của nhiều người trong phòng. Tay cầm cuốn sách vừa mới mua, tôi bước vội đến chỗ đậu xe dưới những lời hô, “Tại sao lại vào hang ổ Việt cộng nằm vùng” và những ánh mắt thù hằn dữ dội hơn của người biểu tình.

Tôi không muốn nói về quan điểm của nhiều vấn đề, giữa những người ủng hộ và những người chống tòa báo, các đề tài nhạy cảm này luôn gây ra nhiều cuộc biểu tình. Biểu tình là một hình thức hành động bất bạo động để thể hiện mục đích, bày tỏ quan điểm ủng hộ hoặc phản đối về một vấn đề nào đó, người không đồng tình được quyền biểu tình để phản đối. Ðó là điều đúng, tuy nhiên đôi lúc chống tòa soạn báo mà chống luôn những nhà văn, nhà thơ ra mắt sách thì cũng không công bằng cho họ. Tôi biết một nhà thơ nghèo, vì tài chánh eo hẹp nên không xuất bản và ra mắt tập thơ được, những bài thơ tâm huyết, chắt chiu cả đời mình. Nhà xuất bản Sống và thân hữu đã giúp chi phí in ấn, ban nhạc chơi giúp vui miễn phí trong buổi ra mắt tập thơ và nhật báo Người Việt cho nhà thơ mượn hội trường của tòa báo làm nơi ra mắt tập thơ. Không biết bằng cách nào, nhưng những người biểu tình đã kéo đến đông đảo để phản đối rầm rộ đúng ngày giờ ra mắt tập thơ. Họ đả đảo tòa báo dữ dội và đả đảo luôn cả nhà thơ nghèo.

Sách in ra phần lớn bán được là trong buổi ra mắt sách, còn sau đó thì chẳng bán được bao nhiêu, gởi các nhà sách nhờ bán giùm phải đi tới, đi lui nhiều lần để thu tiền, có khi đến cả hai ba năm sau mà vẫn chưa bán được. Những cuộc biểu tình khiến nhiều người không dám tới vì sợ nhiều thứ, làm cho nhà thơ, nhà văn chẳng liên quan gì với chuyện chính trị hay những vụ việc đã xảy ra trước đó phải chịu thiệt thòi. Riêng nhật báo Người Việt dù bị biểu tình, tẩy chay chống đối nhiều, nhưng báo vẫn tiếp tục bán chạy đầy ở các quầy báo và những cơ sở kinh doanh vẫn cậy đăng quảng cáo liên tục. Ðó là điều thật khó hiểu…

Lần thứ ba tôi đến tòa soạn Nhật báo Người Việt, là để nhờ đăng cáo phó về sự qua đời của cha tôi. Nhờ đăng cáo phó trên báo nên rất nhiều người đem vòng hoa đến thăm viếng. Tôi rất ngỡ ngàng và xúc động vì lần đầu tiên được gặp gỡ nhiều người mà tôi chưa bao giờ biết mặt. Có các linh mục, mục sư, các thầy bên chùa, các thầy bên nhà thờ, có cha ở Việt Nam, các hội đoàn cựu quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, cả một vị cựu tướng già của Việt Nam Cộng Hòa cũng đến, các Hội Thân Hữu, các Hội Cựu Sĩ quan, Toán Phủ Kỳ Việt Mỹ, các cựu tù ở các trại tù cải tạo, các vị truyền thông, báo chí, phóng viên, các ca sĩ, nghệ sĩ, các nhóm thân hữu, nhiều bạn bè giàu sang, nghèo hèn của cha tôi và rất nhiều bà con xa gần mà gia đình vì nhiều lý do không thông báo kịp. Nhật báo Người Việt còn cho người đến lấy tin tức để đăng lên báo trong mục tưởng nhớ, khiến nhiều người quen biết cha tôi lúc sống cũng biết được sự ra đi của cha tôi. Có lẽ chính điều này giải thích được phần nào điều khó hiểu ở trên chăng?

Còn lần thứ tư tôi đến tòa soạn nhật báo Người Việt, thì chưa biết là vào dịp nào…

Page 7748 – Nguoi Viet Online (2024)
Top Articles
Latest Posts
Article information

Author: Saturnina Altenwerth DVM

Last Updated:

Views: 5593

Rating: 4.3 / 5 (64 voted)

Reviews: 87% of readers found this page helpful

Author information

Name: Saturnina Altenwerth DVM

Birthday: 1992-08-21

Address: Apt. 237 662 Haag Mills, East Verenaport, MO 57071-5493

Phone: +331850833384

Job: District Real-Estate Architect

Hobby: Skateboarding, Taxidermy, Air sports, Painting, Knife making, Letterboxing, Inline skating

Introduction: My name is Saturnina Altenwerth DVM, I am a witty, perfect, combative, beautiful, determined, fancy, determined person who loves writing and wants to share my knowledge and understanding with you.